Việt Nam đối mặt với đại dịch các bệnh nguy hiểm khác sau COVID-19
20/03/2024 - 08:01 AM 263 lượt xem A A- A+ []

Ngày 27/6, tại hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 2 về phòng, chống các bệnh không lây nhiễm do Bệnh viện Bạch Mai tổ chức, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: "Sau COVID-19, một đại dịch nguy hiểm không kém đó là sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm như: ung thư, tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… Đáng lo ngại, những căn bệnh này có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi".

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 80% số ca tử vong tại Việt Nam, trong đó 41% số ca tử vong xảy ra trước 70 tuổi. “Nguyên nhân tử vong hàng đầu do bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đái tháo đường. Số người mắc bệnh không lây nhiễm rất lớn, ước tính khoảng trên 20 triệu ca. Tỉ lệ tăng huyết áp và đái tháo đường có xu hướng gia tăng, thống kê đến 2021, tỉ lệ tăng huyết áp là 26% và đái tháo đường là 7%”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) chia sẻ bên lề hội thảo. Các yếu tố dẫn đến bệnh không lây nhiễm ở mức cao là do hút thuốc lá, uống rượu, ăn ít rau và trái cây, ăn nhiều muối, thiếu vận động thể lực.

Tỉ lệ thừa cân, béo phì gia tăng nhanh, trung bình gần 1%/năm. Tình trạng rối loạn lipid máu có chiều hướng tăng cao ở cả hai giới. Báo cáo của các bệnh viện cho thấy khoảng 70% người bệnh nội trú mắc bệnh không lây nhiễm. Các bệnh viện, khoa điều trị ung thư, hô hấp, tim mạch... đều quá tải.

Thống kê của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, khoảng 6-7% dân số từ 40-65 tuổi mắc đái tháo đường. Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, sát thủ thầm lặng là bệnh tăng huyết áp chiếm 25% số người trên 25 tuổi. Tất cả bệnh không lây nhiễm đều gia tăng nhanh chóng. "Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo sau đại dịch COVID-19, chúng ta sẽ đối mặt với đại dịch các bệnh không lây nhiễm.

Gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm rất lớn nhưng chỉ 1/3 số bệnh nhân mắc bệnh được phát hiện và điều trị. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi như COVID-19, Ebola... cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm và các chấn thương do tai nạn thương tích", PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

(Theo Tiền Phong)

Xét nghiệm acid uric tăng liệu có phải mắc bệnh gout?
20/03/2024
Xét nghiệm acid uric tăng liệu có phải mắc bệnh gout?
Xét nghiệm acid uric là một phần của khám sức khỏe tổng quát định kỳ để kiểm tra nồng độ acid uric trong máu. Từ đó kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng khác để tìm nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric hoặc giảm thải acid uric, cũng như tầm soát các bệnh lý do tăng acid uric máu gây ra.
Đọc tiếp
Các tiêu chuẩn của xét nghiệm sàng lọc ung thư
20/03/2024
Các tiêu chuẩn của xét nghiệm sàng lọc ung thư
Hầu hết nếu ung thư được phát hiện sớm và thực hiện tầm soát ung thư sớm thì khả năng sống sót sẽ cao hơn rất nhiều. Các tiêu chuẩn của xét nghiệm sàng lọc ung thư dưới đây phần nào giúp bạn đọc tham khảo và thực hiện sớm.
Đọc tiếp
Ăn trái cây thế nào để tránh tăng đường huyết?
20/03/2024
Ăn trái cây thế nào để tránh tăng đường huyết?
Bác sĩ Nguyễn Huy Cường, nguyên phó trưởng khoa đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết trung ương, cho biết nhiều người bị tiểu đường kiêng ăn các loại trái cây ngọt là hoàn toàn sai. Trái cây tươi là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin, khoáng chất và chất xơ hòa tan, chất xơ không hòa tan, rất có lợi cho sức khỏe mà các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật không thể thay thế được.
Đọc tiếp
Đái tháo đường, ăn phòng bệnh có cần kiêng đường và cơm?
20/03/2024
Đái tháo đường, ăn phòng bệnh có cần kiêng đường và cơm?
Bác sĩ Nguyễn Huy Cường, nguyên phó trưởng khoa đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết trung ương, cho biết không chỉ bệnh nhân đái tháo đường mà nhiều người thực hiện kiêng đồ ngọt tuyệt đối như đường và bánh ngọt để tránh tiểu đường, tim mạch, béo phì…
Đọc tiếp
6 cách bảo vệ hệ tiêu hóa trước mỗi đợt nắng nóng
20/03/2024
6 cách bảo vệ hệ tiêu hóa trước mỗi đợt nắng nóng
Mỗi đợt nắng nóng xuất hiện có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và hệ tiêu hóa gây giảm chức năng và dẫn đến các triệu chứng như chán ăn, táo bón, ợ chua, hội chứng ruột kích thích, triệu chứng mất nước và các bệnh liên quan đến nhiệt như say nắng hoặc kiệt sức vì nóng. Một số biện pháp giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh trước mỗi đợt nắng nóng
Đọc tiếp